Nghề Digital marketing dành cho các bạn trẻ đang mất phương hướng

13 Likes Comment

TẤT TẦN TẬT VỀ CÁI NGHỀ DIGITAL MARKETING DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

HƯỚNG ĐI GỢI Ý DÀNH CHO 1 DIGITAL MARKETER
  1. Trở thành một chuyên gia về một nhóm lĩnh vực nào đó trong digital marketing

Trong nghề Digital, bạn sẽ là chuyên gia nếu bạn có hiểu biết/kinh nghiệm vượt trội về một nhóm kênh/một công cụ nào đó của Digital. Ví dụ: chuyên gia về Facebook Marketing, chuyên gia về SEO, chuyên gia về Ads, Chuyên gia về Content Creator, chuyên gia về Google Analytic, chuyên gia về UX,….. Tóm lại, bạn muốn trở thành chuyên gia trong công cụ nào, thì phải hiểu biết hơn người về công cụ đó.

Ví dụ:

Bạn muốn trở thành “chuyên gia về Facebook Marketing”, phải am hiểu vượt trội về tất cả những hoạt động trên FB. Bạn phải biết cơ chế ưu tiên hiển thị nội dung, cơ chế đấu thầu và tính tiền quảng cáo, cơ chế xét duyệt quảng cáo, cách tạo chiến dịch viral trên FB, cách quản lý khách hàng trên FB, các tính năng của Fanpage/Group,….

Bạn cũng phải am hiểu các xu hướng, Trends, nguyên nhân thành công và thất bại với một số Campain. Với nền tảng kiến thức dầy dặn như vậy, bạn mới có đủ cơ sở để tư vấn cho hoạt động FB của nhiều lĩnh vực với một sự chính xác cao.

Đồng thời, khi đã gọi là chuyên gia, bạn sẽ không thể thiếu các kĩ năng bắt buộc phải có như làm plan, proposal, biết quản lí project, biết cách tư vấn và thuyết trình.

Hoặc

Nếu bạn muốn trở thành một “chuyên gia về Ads”, bạn phải có sự am hiểu vượt trội về Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads, Admicro, Các nền tảng Display Ads khác.

Bạn phải nắm rõ cơ chế vận hành, bản chất cũng như các thủ thuật tối ưu chi phí và chuyển đổi, xử lí sự cố, và tất nhiên không thể thiếu các tố chất của một chuyên gia, đó là làm plan, proposal, biết quản lí project, biết cách tư vấn và thuyết trình.

Một số nhóm kênh mà bạn có thể trở thành chuyên gia, và kiếm được tiền từ nó:

  • Nhóm kênh Social Marketing: Facebook Marketing

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc giao tiếp với khách hàng qua mạng xã hội. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng xây dựng Brand, xây dựng cộng đồng, làm các chiến dịch sáng tạo, tư vấn chiến lược Facebook Marketing cho 1 nhãn hàng, sản phẩm, chiến dịch nào đó.

Bạn không nhất thiết phải giỏi về Facebook Ads khi bạn đã giỏi những yếu tố kia, tuy nhiên, làm thế nào bạn có thể tự xưng là chuyên gia về Facebook Marketing nếu như bạn chẳng biết gì về Facebook Ads.

  • Nhóm các công cụ Ads: Facebook Ads, Google Ads (GDN, Adword, Yotube), Zalo Ads, Adnetwork,…

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các yếu tố kĩ thuật quảng cáo và copywrite. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng thúc đẩy doanh số, đi sâu vào kĩ thuật.

  • Nhóm SEO

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc tối ưu web và content. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng quản trị website, quản trị hệ thống.

  • Nhóm Content Creator

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng các hệ thống nội dung. Người start ở nhóm này sẽ định hình rất rõ là phát triển theo hướng sáng tạo, tìm kiếm insight, đề xuất bigidea,…

  • Nhóm Tracking – Analysis, Nhóm nghiên cứu trải nghiệm người dùng.

Chọn 2 nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các phương pháp theo dõi và đo lường quảng cáo, đọc các hệ thống báo cáo để đưa ra phân tích, từ đó đưa ra các quyết định giúp tối ưu quảng cáo hoặc trải nghiệm người dùng.

Đây là 2 nhóm rất đặc thù, không nhiều người nghiên cứu sâu. Những người Start ở nhóm này sẽ chơi rất thân với các bạn ở nhóm Ads.

  • Một số nhóm khác: Email, App, Affiliate,…

Lời khuyên: Bên cạnh việc tập trung vào học hỏi chuyên sâu vào 1 nhóm và trở thành chuyên gia của nhóm đó, các bạn cũng phải nắm và có sự hiểu biết về các nhóm khác, và tự biến mình thành một người đa năng. Các bạn nên học thêm 1 số kĩ năng bổ trợ như: Thiết kế web wordpress, code, làm landingpage, photoshop, chỉnh sửa video..

Những kĩ năng bổ trợ sẽ giúp bạn trở thành một người thực chiến hơn, ít phụ thuộc vào người khác hơn. Ví dụ:

  • Bạn triển khai FB, đối với những post đơn giản, bạn có thể tự thiết kế mà k cần nhờ designer
  • Bạn chạy quảng cáo về website, cần tinh chỉnh 1 chút về giao diện, bạn có thể triển khai ngay mà k cần chờ coder
  1. Trở thành một Digital Marketing Manager

Đa số các bạn khi đã trở thành chuyên gia, hoặc tự nghĩ mình đã trở thành chuyên gia, sẽ không ngồi im tại chỗ mà sẽ cố gắng để trở thành một chuyên gia đồng thời cũng là một Digital Manager.

Và có 1 sự thật rằng, sẽ rất khó để bạn trở thành một Digital Marketing Manager nếu như bạn chưa trở thành một chuyên gia trước, bởi vì quá trình trở thành một chuyên gia chính là quá trình để bạn tích lũy những kiến thức, kĩ năng, trước khi trở thành một Manager hoặc Master sau này.

Nếu như chuyên gia là người cực kì am hiểu về một mảng/công cụ, tức là phát triển kiến thức theo chiều sâu, thì người làm Digital Manager là người có hiểu biết về rất nhiều công cụ, là phát triển kiến thức theo chiều rộng. Nói nôm na, người làm quản trị, thì kênh/công cụ nào cũng phải biết một ít, không cần biết quá sâu, nhưng phải biết được 4 vấn đề sau đây:

  • Kênh/công cụ này có Ưu điểm gì
  • Kênh/công cụ này có Nhược điểm gì
  • Kênh/công cụ này sẽ phù hợp với những nhóm ngành nào, đối tượng nào
  • Kênh/công cụ này sẽ không phù hợp với những nhóm ngành nào, đối tượng nào

4 yếu tố trên sẽ giúp bạn chọn lựa kênh, điều phối ngân sách, đưa ra những chỉ đạo hợp lý cho team triển khai.

Nhưng nói như vậy, không phải là người làm quản trị cái gì cũng chỉ cần biết một ít, sẽ có một số mảng, Digital Manager phải nắm rất chắc. Ví dụ như:

  • Kĩ năng duyệt/biên tập nội dung
  • Kĩ năng tracking quảng cáo
  • Kĩ năng sử dụng các công cụ phân tích đo lường để đưa ra quyết định tối ưu
  • Kĩ năng quản trị nhân sự, xây dựng đội ngũ
  • Kĩ năng lập kế hoạch, làm proposal, xây dựng chỉ số KPI, thuyết trình, thiết lập hệ thống báo cáo
  1. Trở thành Master

Khi bạn trở nên qua giỏi, và bài viết sau hoàn toàn không có ý nghĩa với bạn, thì có lẽ bạn đã tự sở hữu cho minh 1 công ty riêng, hoặc 1 Bussiness nào đó do bạn làm CEO. Tôi chưa phải là Master nên tôi sẽ không thể viết thêm gì ở đây cả.

PHÂN LOẠI NHÂN SỰ DIGITAL MARKETING
  • Trainee

Bạn là sinh viên mới ra trường hoặc vừa học xong một hoặc nhiều khóa học nào đó, bạn sẵn sàng để đi làm và đón nhận thử thách, hoặc đã đi làm vài ba tháng và vẫn cảm thấy có nhiều điều cần học hỏi.

Mức lương trong giai đoạn này thường từ 5-6 triệu, cũng có thể những công ty trả cao hơn phụ thuộc vào nhóm ngành bạn đang làm, ví dụ nếu bạn làm về Ads có thể công ty sẽ trả lương bạn cao hơn nếu như bạn là nhân viên Content.

Hoặc nếu bạn đang Apply vào 1 vị trí tất cả trong 1 của công ty nhỏ (Bạn vừa viết bài, quản trị FB và Website) thì sẽ nhận được mức lương cao hơn.

Lời khuyên cho bạn lúc này: Chọn cho mình 1 khoá học tốt từ những giảng viên uy tín và giàu kinh nghiệm, chọn 1 cty tốt để học việc, chọn 1 đàn anh giỏi để dẫn dắt, chọn các Group chất để thảo luận. Hãy cố gắng giỏi 1 thứ trước đã và không cần quan tâm đến những thứ khác, trong quá trình làm việc hãy cố gắng mở mang sự hiểu biết, tầm nhìn, mindset về công việc, các mối quan hệ xã hội

  • Junior

Bạn đã khá một kĩ năng trong Digital Marketing, ví dụ như SEO, hay Ads… hoặc bạn đã có thể tự lên một Plan nho nhỏ, tự soạn thảo được Proposal, các file Excel Report và ít nhất khi bạn nói chuyện về nghề với cấp trên hoặc cấp dưới, lời nói của bạn toát lên vẻ tự tin và có thể thuyết phục được người khác.

Mức lương của bạn lúc này đã lên khoảng 10-12 triệu, có thể lên tới 15 triệu nếu như khả năng deal lương, chém gió của bạn đỉnh.

Lời khuyên cho bạn lúc này: Rèn luyện thêm những thứ khác, bởi vì chúng liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ SEO và SEM, SEM và Display ads, SEO và Social, Social và PR, Display ads và Affiliate …..Biết được nhiều thứ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn và biết phối hợp nhiều công cụ để tạo ra được hiệu quả.

Bạn cũng phải rèn luyện kĩ năng mềm. English, Presentation, Communication, Networking – những kĩ năng này không thể thiếu nếu bạn muốn bước lên tầm cao hơn. Dù bạn giỏi đến đâu mà yếu những điều này thì vẫn là 1 trở ngại lớn.

Thoát ra khỏi những công việc tay chân, dành thời gian làm quen với việc quản lí, lập kế hoạch và huấn luyện nhân viên. Có nhiều bạn làm SEO hoặc Fan page cực giỏi nhưng không hề biết phải làm kế hoạch như thế nào – một điều vô cùng đáng tiếc.

  • Senior (Chuyên gia, như đã nói ở mục B)

Lúc này bạn đã hoàn toàn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn là một chuyên gia về SEO, bạn là một chuyên gia về Ads, hay là bạn đã thành một chuyên gia về Facebook Marketing.

Bạn quá giỏi trong lĩnh vực của bạn, và có thể tự tin nhận các Project về các lĩnh vực này để làm. Mức lương của bạn lúc này có thể là lương cứng hoặc lương ăn theo KPIs. Đa số đều rất cao

Lời khuyên cho bạn lúc này: Đừng giam mình trong những công cụ Digital Marketing chật hẹp. Hãy tìm hiểu bản chất của Marketing. 4P, 7P là gì ? Above the line, Below the line ? Event, Activation ? Marketing khác với PR, Communication, Advertising thế nào ? Business Objective, Marketing Objective, Communication Objective là gì ? Thế nào là Strategy, Creative ? Thế nào là Message ? Làm sao để tìm ra được Consumer Insights ? Functional hay Emotional touch ? Đâu là Key selling points ?

Bạn nên đọc những cuốn sách kinh điển về Marketing & Branding của P.Kotlers, AlRies, Jack Trout…. Hãy tìm hiểu về David Ogilvy, LeoBurnett. Xem TVC về Cannes Lion, Young Lions….Cả một bầu trời mở ra vô tận và không bao giờ có điểm dừng. Khi đấy những thứ bạn đang làm sẽ cực kì nhỏ bé.

Hãy kết thân với những người làm Brand Manager, Marketing manager, Account Management, Creative… trong những công ty lớn để hiểu tầm nhìn, trình độ, cách họ làm marketing ở đẳng cấp cao ra sao. Khi đấy các bạn mới thấy những thứ mình làm thật sự chỉ là thủ thuật.

Hãy hoàn thiện các kĩ năng sau để có thể trở thành 1 Manager

  1. Kĩ năng duyệt/biên tập nội dung
  2. Kĩ năng tracking quảng cáo
  3. Kĩ năng sử dụng các công cụ phân tích đo lường để đưa ra quyết định tối ưu
  4. Kĩ năng quản trị nhân sự, xây dựng đội ngũ
  5. Kĩ năng lập kế hoạch đường dài, làm proposal, xây dựng chỉ số KPI, thuyết trình, thiết lập hệ thống báo cáo.
  • Manager

Thực ra tôi không có ý nói về mặt đẳng cấp hay thu nhập thực tế, 1 Senior sẽ thấp hơn Manager mà ngược lại, có những Senior SEO mà tôi biết, thu nhập của họ có thể lên tới hàng trăm triệu một tháng.

Tuy nhiên, dù gì mà nói, Manager vẫn là 1 bước tiến mà Senior nên tiến tới, bạn sẽ học được rất nhiều kĩ năng khác, được mở rộng mindset, quản lí nhân lực và có một vị trí hết sức đặc biệt trong công ty.

Bạn sẽ được đóng góp vào các định hướng chiến lược, tầm nhìn, các project lớn và nhỏ một cách trực tiếp. Điều này cần để bạn có thể tự tách ra tự mình làm chủ sau này.

Lời khuyên cho bạn lúc này: Không ai muốn đi làm thuê cho người khác mãi cả, họ thuê bạn để bạn hoàn thành ước mơ của họ, lúc này bạn nên nhìn vào những người đang thuê bạn, quan sát họ, học hỏi từ họ, để một lúc nào đó, bạn đủ khả năng để đi thuê người khác để hoàn thành ước mơ của riêng bạn.

Bài viết này có khá nhiều quan điểm và câu chữ mình được truyền cảm hứng từ anh Phùng Thái Học, một chuyên gia trong mảng Digital MKT, đồng thời mình cũng đưa vào những trải lộn và lăn lộn trong hơn 7 năm làm nghề của mình, hi vọng các bạn newbie, các bạn mới bước chân vào nghề có một cái nhìn rõ ràng và có định hướng chắc chắn hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Nguyễn Anh Tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *