(ai mà cảm thấy cuộc đời bơ vơ, cái gì cũng không thành công thì nên đọc)
- Xác định rõ ĐIỀU MÌNH CAM KẾT DẤN THÂN THỰC HIỆN.
- SẴN SÀNG hành động
- NHẬN RA ĐIỀU GÌ CÓ KẾT QUẢ, điều gì KHÔNG CÓ KẾT QUẢ trong quá trình làm
- Tiếp tục thay đổi cách tiếp cận cho đến khi ĐẠT MỤC TIÊU, tận dụng mọi tài nguyên mà ta đang có.
Rất nhiều nhân sự/các bạn trẻ hỏi mình về việc làm sao đặt mục tiêu, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Đây là một câu hỏi theo mình nó mang tính trườu tượng hơn là logic… căn bản vì mục tiêu của chúng ta đôi khi toàn NHỮNG THỨ MƠ HỒ.
XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU
Đầu tiên trong việc đạt được những thứ mình muốn đó là XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU, mà mục tiêu này nó phải đáp ứng được các tiêu chí:
– Nó là thứ mà mình thật sự muốn làm (nhiều người đặt ra những thứ mà mình không thực sự muốn)
– Nó là thứ mà bạn RẤT CÓ NIỀM TIN mình sẽ đạt được
– Nó là thứ CÀNG CỤC THỂ CÀNG TỐT. Tốt nhất là những con số và có thể đo đạt, theo dõi tiến độ.
Mình thì cũng không thường đạt được các mục tiêu (trừ công việc). Ví dụ như giảm cân, giành thời gian cho người yêu, cải thiện tổ chức.. vì đôi khi mình nói miệng ra là rất muốn làm nhưng nó k được cam kết và dấn thân…
Vì điều mình thực sự muốn làm là lao đầu vào công việc. (nói vậy chứ sắp tớ phải focus vào các vấn đề ấy, với mình giờ gia đình sẽ quan trọng, công ty sẽ quan trọng và cơ địa bản thân là quan trọng).
Mục tiêu đặt ra nó phải là thứ bạn thật sự khao khát đạt được, hoặc chính bạn phải tạo ra sự khao khát ấy. Ví dụ như nhân sự mình hỏi mình làm sao để tăng lương, mình nói “mày phải học cách bắt trend lên thượng thừa đi, ra càng nhiều traffic thì càng lương cao”… nhân sự cũng dạ dạ vâng vâng, cũng tìm kiếm các thứ nhưng căn bản ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ THỨ MÀ NHÂN SỰ THỰC SỰ MUỐN (hoặc có thể là chúng ta có những mục tiêu khác xung quanh, kèm theo đó là những thói quen, niềm tin lệch đi hẳn thứ mà bạn đề ra)
Ví dụ: thứ nhân sự thực sự muốn:
– Sống cuộc sống thảnh thơi
– Cày game lên rank kim cương
– Tìm người yêu
Cuộc đời nó là trường học, bạn phải siêu lắm thì bạn mới có thể học giỏi tất cả các môn, đằng này trình mình không cao mà phải học 1 lúc 1 chục môn như vậy thì chắc chắn sẽ bị loãng và không hoàn thành được môn nào
—–> Phải thật sự focus vào 2-3 môn học thôi thì bạn mới có thể tận dụng SỨC MẠNH CỦA SỰ TẬP TRUNG
Vì thế, trước tiên chúng ta phải hiểu khi bạn muốn đạt được “kỹ năng seo” “kỹ năng Content” “kỹ năng viral”… thì bạn phải thực sự quyết tâm, dẹp hết các môn học khác sang một bên và toàn tâm toàn ý cho nó,
CHỐT: ĐẶT MỤC TIÊU VÀ CAM KẾT HOÀN THÀNH
SẴN SÀNG HÀNH ĐỘNG
Mình thì thực sự là một người rất lười hành động, mình luôn đợi người khác nhắc nhở rồi mới hành động 1 tí, mình luôn viện đủ lý do cho những thứ mà mình không thực sự muốn và khi sự cố xảy ra thì mình lại đổ lỗi cho một thứ gì đó chứ không nhận lỗi. ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU RẤT SAI TRÁI. Khi những điều đó xảy ra chứng tỏ bạn đang KHÔNG THỰC SỰ SẴN SÀNG để hành động.
Vì sao bạn lại không thực sự muốn hành động?
– Vì căn bản bạn cảm thấy nó chưa cần thiết và QUAN TRỌNG
– Vì căn bản bạn có quá nhiều sự phân tâm
– Vì căn bản bạn cảm giác lạc lõng và niềm tin của bạn luôn khiến bạn sợ sệt, cảm thấy không có niềm tin, cảm thấy làm sẽ không ra kết quả.
—–> Vấn đề luôn xuất hiện khi chúng ta quyết định hành động một điều gì đó. Vậy cách giải quyết là?
– Viết cam kết, tự đọc nó mỗi ngày (viết ra giấy), dán lên mọi nơi mà mình hay xuất hiện
– Đọc to cam kết với nhiều người khác (với sếp, với đồng nghiệp, với người yêu, với gia đình….), và nếu cần thiết thì nói với họ hãy phạt bạn nếu bạn không đạt được
– Dẹp hết mọi thứ sang 1 bên, chấp nhận các điều xấu xảy ra với những điều đó nếu bạn không làm (mà thực tế thì không có điều xấu nào xảy ra đâu, việc bạn không đạt được mục tiêu QUAN TRỌNG mới là điều xấu nhất)
Ví dụ: Giờ mình đang cần thời gian để hoàn thành bài viết này trước 1h trưa để đăng bài, mình cúp điện thoại, mình cúp zalo, mình không check mail, không check facebook, tắt hết các tab chỉ chừa lại đúng 1 tab viết bài, thậm chí mình nhịn ăn trưa để viết… KHÔNG MỘT SỰ SAO NHÃNG NÀO CÓ THỂ TÁC ĐỘNG.
Việc chuẩn bị sẵn sàng nó nằm ở cả ngoại cảnh, cả niềm tin, cả loại bỏ những sự sợ hãi thì mọi thứ nó sẽ được focus. Đôi khi chúng ta trong giờ làm việc không thể dành thời gian để nghiên cứu hay học cái mới, buộc chúng ta phải dành thời gian buổi tối hoặc sáng sớm để học thì nó còn có sự mệt mỏi, buồn ngủ, lười biếng gây tác động, điều đó thật sự khó khăn đối với người mới —-> Phải hiểu rõ về sự ĐÁNH ĐỔI, nghị lực là thứ quan trọng nhất bạn nên có để sẵn sàng.
CHỐT: “Tôi phải làm được việc…., tôi cam kết sẽ dành suốt 1 tháng trời để nghiên cứu …. cho đến khi nó ra kết quả nhãn tiền thì thôi” x10 lần đọc 1 ngày. Học cách buông bỏ những thứ gây ảnh hưởng tới bạn hoặc làm bạn chùn đi ý chí hoặc lười biếng, tránh xa cái giường, ra cafe ngồi tới 10h đêm thì về.
NHẬN RA ĐIỀU GÌ CÓ KẾT QUẢ, ĐIỀU GÌ KHÔNG CÓ KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM
Rất nhiều bạn đã có mục tiêu và sẵn sàng để làm rồi nhưng ráng làm trong 2-3 ngày rồi lại nản chí và bỏ cuộc. Điều gây ảnh hưởng lớn nhất hình thành ra sự bỏ cuộc đó chính là … “làm việc thiếu kiến thức” “làm việc không ra kết quả” và sau đó lại bị nhiều thứ khác tác động vô nữa như sếp giao thêm việc, deadline tới, lười biếng, có việc phải đi gấp v.v…..
Chắc chắn luôn là những điều đó sẽ xảy ra vì bạn không thể nào sống thanh tịnh 100% được. Lúc đó hãy nhớ lại sự cam kết của mình và chắc chắn đã loại bỏ những tác động xung quanh một cách triệt để (hãy tự dành cho mình những khoảng thời gian riêng, ngoài giờ làm việc sếp có nhắn mà trong thời gian mình đang bận thì cũng kệ thôi, cơ mà trong giờ làm mà sếp nhắn k rep dễ ăn ban lắm).
—–> Hãy có những KHOẢNG THỜI GIAN CỐ ĐỊNH KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG. Ví dụ như 5h-7h sáng, 7h-10h tối, thậm chí 10h tối -1h sáng. Bạn hãy tắt wifi, tắt 4g, cúp màn hình điện thoại xuống, nếu thực sự có việc quan trọng họ sẽ gọi điện thoại cho bạn.
VÀ TRÊN HẾT, xử lý việc “làm không ra kết quả” là yếu tố then chốt nhất trong việc duy trì mục tiêu (cái này dễ gây nản). Nó sẽ bao gồm các bước:
– Hiểu rõ KHÔNG BAO GIỜ 1 PHÁT ĂN NGAY: điều này rất quan trọng, chúng ta phải dư thừa nguồn lực, dư thừa niềm tin để càng thử nhiều càng ra kết quả. Không có thất bại hay thành công, chỉ có những kết quả.
– Luôn cải thiện kiến thức tổng thể trước khi làm: liệt kê 10 người đang làm tốt, liệt kê all sách liên quan, liệt kê all bài viết thuộc chủ đề, chanel youtube, tiktok, group facebook, fanpage v.v…. Dành ra 1-2 ngày đọc hết tất tần tật các nội dung đó trước, tự đúc kết lại thành một bài viết chia sẻ của riêng mình, tự quay video chia sẻ về nó, tự viết blog viết những gì mà mình đã học được (BƯỚC NÀY CỰC QUAN TRỌNG vì nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể về kiến thức mà mình đang học và nhìn thấy người ta đang làm ra kết quả mà học theo)
Trong quá trình làm việc của chúng ta thì chắc chắn sẽ có những lúc chúng ta gặp nhiều khó khăn, nhiều kết quả không đúng như ý muốn nhưng thực tế phải có những kết quả đó xảy ra thì chúng ta mới có được những kết quả cao cấp nhất. Mình ví dụ về một việc mà mình từng thử nghiệm về giảm cân:
– Thử uống thuốc ngừa… à nhầm thuốc giảm cân Thái —-> giảm toàn nước, không giảm mỡ
– Thử tập gym … 3 bữa nữa tháng nghỉ
– Thử ăn kiêng… ăn được 1 bữa gạo lức nghỉ luôn
– Thử … 8 tỷ cách …. vẫn nghỉ
Và sau quá trình đó, mình mới đúc kết lại những thứ mà mình đang gặp phải đó là do niềm ti và sự sẵn sàng chứ không phải do phương pháp.
Từ đó mình bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về “mỡ là gì, vì sao lại có mỡ” “những chất gì chuyển hóa thành mỡ” “trong giảm cân điều quan trọng nhất là gì?”… giờ thì mình đã có niềm tin hơn rằng thời gian tới mình focus cho giảm cân thì khả năng thành công sẽ bắt đầu cao lên từ 0% lên 5%, và chắc chắn mình có niềm tin mình sẽ giảm cân được thôi (chưa bao giờ nhùn).
Vậy đó, có kiến thức tổng thể, có niềm tin, đúc kết từ những thứ mình sai và vững tin bước tiếp bước tiếp dù ra nhiều kết quả không tốt. Bạn cứ tưởng tượng mỗi người có mỗi cái ống heo khác nhau, người có ống heo to, người có ống heo nhỏ, kết quả là để tiền vào đầy ống heo.
Người để được càng nhiều sai lầm vào ống heo thì khi đập heo người đó giàu nhất. QUAN TRỌNG NHẤT LÀ PHẢI BIẾT ĐÚC KẾT ĐỂ CÓ CÁI BỎ VÀO ỐNG HEO chứ làm xong lại bỏ xó, hư thì bỏ… vậy thì chẳng có đồng nào trong ống heo
TIẾP TỤC THAY ĐỔI CÁCH TIẾP CẬN CHO ĐẾN KHI ĐẠT MỤC TIÊU – TẬN DỤNG MỌI NGUỒN LỰC XUNG QUANH TA
Mục này thì nó có hai ý, ý đầu tiên là “tiếp tục – liên tục” thay đổi cách tiếp cận cho đến khi đạt mục tiêu. Nói đơn giản chúng ta phải tự đề ra trong đầu nhiều cách A-B-C-D và làm đúc kết tới maximum cách này không được thì phải dùng cách khác, hoặc cùng lúc dùng nhiều cách nếu dư nguồn lực.
Mình có một ví dụ rất tiêu biểu cho việc thay đổi nhiều cách tiếp cận để đạt mục tiêu, đó là “làm thế nào để hết tiêu cực”. Mình là một người sống rất cảm xúc, và người sống cảm xúc thì có rất nhiều tiêu cực vây quanh… và tới một thời điểm mình không chịu nổi nữa và quyết tâm tìm mọi cách để giải quyết tiêu cực
– Đi nhậu —-> hết ngắn hạn
– Đi dạo —–> rầu hơn
– Đọc sách —-> tâm trạng đâu mà đọc
– Mua sắm —-> hổng có tiền
– Chơi game —-> chơi được vài ngày chán
…
Nói chung nó cũng giống như case giảm cân trên. Mình đã phải thay đổi cách tiếp cận liên tục và tới khi mình thử cách gặp bác sĩ tâm lý (một người bạn của mình). Và xử lý thử thì sao thấy nó dễ hết tới thế @@, căn bản các tiêu cực của mình nó không phải bệnh quá nặng mà chỉ là các stress thông thường.
Nên chỉ cần gặp bác sĩ tâm lý phân tích 1 buổi là xong luôn, nhưng để giải quyết triệt để tiêu cực thì chúng ta phải xử lý vấn đề gây tiêu cực thì mới thông. Người bạn đó đã giúp mình có nhiều cách tốt hơn:
– Tạo ra một kết quả nhỏ
– Tự tặng bản thân 1 món quà
– Tự viết nhật ký về vấn đề đã xảy ra
Đôi khi chúng ta đã nghĩ nát óc nhưng không ra vấn đề thì chúng ta phải tận dụng các nguồn lực xung quanh, những nguồn lực trời ban mà đôi khi chúng ta không tận dụng nó.
Khi bạn đã tận dụng hết nguồn lực từ sách vở, kiến thức, video, blog… hãy tận dụng tới sếp, tới đối tác, tới nhân viên, tới mọi người xung quanh để có thể ra được kết quả tốt nhất. Mỗi người đều sẽ có những cách thức, hành động, quy trình làm khác nhau và từ đó bạn sẽ dễ dàng ra kết quả.
Điển hình 1 case về việc muốn xây web, mình đã phải hỏi gần 5 ông dev, mỗi ông 1 chầu nhậu để có thể học lõm cách xây web từ mấy ông đó (người bình thường học chắc 1 năm)
CHỐT: tiếp tục thay đổi cách tiếp cận, và tốt nhất nên tận dụng all các nguồn lực xung quanh, mình sẽ có nhiều hướng tiếp cận mới mẻ mà có vắt óc 1000 lần đôi khi cũng không ra được.
TỔNG KẾT
Lý thuyết vẫn là lý thuyết, công thức chỉ ứng nghiệm khi bạn thực sự bắt đầu vào làm, bắt đầu vào thực hành, bắt đầu CÓ NIỀM TIN rằng mình sẽ làm được, đó mới là điểm mấu chốt. QUAN TRỌNG LÀ BẠN CÓ MUỐN LÀM HAY KHÔNG
Leo Minh